Khách sạn nổi bật
Vinpearl Phu Quoc Resort
Giá từ 1.100.000 đ
Khách Sạn May De Ville Legend
Giá từ 135.000 đ
Khách Sạn Medallion
Giá từ 1.076.000 đ
Hà Giang: Sức hút từ các sản phẩm du lịch
08/12/2022 10:31
Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (DL) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tỉnh Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, tài nguyên DL đặc thù. Những lợi thế về DL văn hóa, sinh thái với nhiều sản phẩm độc đáo đã tạo nên một Hà Giang đầy lôi cuốn đối với du khách thập phương.
Dựa trên tiềm năng sẵn có, tỉnh tập trung phát triển DL theo hướng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 19 dân tộc cùng với các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo và hệ thống di tích, di sản văn hóa. Đồng thời, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, kiến tạo địa hình đa dạng, cảnh quan hấp dẫn, nhất là Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, di tích danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì với nhiều sản phẩm DL nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm, các hoạt động khám phá, trải nghiệm...
Giám đốc Sở VHTTDL Nguyễn Hồng Hải cho biết: Hiện, tỉnh hình thành 3 phân vùng sản phẩm, phát triển không gian DL trung tâm gồm các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố Hà Giang với một số sản phẩm DL thế mạnh như DL thương mại, biên mậu cửa khẩu; các khu DL sinh thái, vui chơi giải trí; DL trải nghiệm nông thôn tại các đồi chè, cam; DL tại các làng văn hóa DL cộng đồng. Không gian DL Đông Bắc, tỉnh phát triển sản phẩm DL với 4 trung DL văn hóa - lịch sử; vui chơi giải trí; sinh thái đô thị xanh; DL mạo hiểm, khoa học và thương mại. Không gian DL Tây Nam, lấy di tích danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, địa hình núi cao ở Tây Côn Lĩnh làm trọng tâm phát triển.
Những năm qua, tỉnh huy động, tập trung các nguồn lực để khơi dậy tiềm năng DL theo đặc điểm vùng, miền thông qua việc xây dựng, phát triển các sản phẩm DL đặc thù, phù hợp với bối cảnh và phân khúc thị trường khách trong từng thời điểm. Sản phẩm DL văn hóa, toàn tỉnh có 61 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó 31 cấp quốc gia; 30 cấp tỉnh và 22 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, với nhiều loại hình như: Di tích lịch sử - văn hóa, lưu niệm sự kiện, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh và hóa thạch cổ sinh. Ngoài ra, tỉnh chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị đối với các di vật, cổ vật.
Sản phẩm DL sinh thái, tỉnh có 7 khu rừng đặc dụng; các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ sinh thái điển hình, các loài động, thực vật quý hiếm đã phát huy giá trị trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, tuyên truyền, giáo dục. Cùng với khai thác danh thắng, cảnh quan tự nhiên, hệ thống hang động, sông, suối, thác, hồ đã hình thành nên các khu DL sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách DL và người dân. Sản phẩm DL cộng đồng được triển khai bằng việc xây dựng sản phẩm làng văn hóa DL tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, thu hút lượng khách DL đáng kể và huy động sự tham gia cộng đồng trong cung ứng dịch vụ, đảm bảo các lợi ích từ DL, đóng góp vào phát triển KT - XH địa phương. Thu nhập bình quân các hộ làm dịch vụ DL (Homestay) trung bình đạt 50 - 70 triệu đồng/năm, có những hộ đạt doanh thu gần 200 triệu đồng/năm. Sản phẩm DL địa chất được khai thác hiệu quả, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học trên vùng Công viên Địa chất. Bên cạnh đó, tỉnh ta phát triển các sản phẩm DL bổ trợ như DL thể thao, mạo hiểm: Tổ chức giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc”, đua xe đạp chinh phục Cao nguyên đá, giải đua mô tô địa hình, chèo thuyền Kayak, các loại hình thể thao mạo hiểm, khám phá, thám hiểm hang động, khu bảo tồn, rừng nguyên sinh...